TOP 9 kỹ thuật chống thấm sân thượng hiệu quả nhất

Sân thượng là khu vực dễ bị ẩm mốc, thấm dột nhất trong các phần của ngôi nhà bạn. Do đây là phần chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường và khí hậu, khiến cho sân thượng xuống cấp một cách nhanh chóng.

Vậy cần phải làm gì để chống thấm sân thượng một cách hiệu quả?

Trong bài viết dưới đây, Lộc Nhà sẽ chia sẻ cho các bạn 9 kỹ thuật chống thấm sân thượng hiệu quả nhất, được tổng hợp từ đội ngũ công nhân lành nghề & dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi. Cùng tìm hiểu ngay các bạn nhé!

9 kỹ thuật chống thấm sân thượng hiệu quả nhất

Những lý do khiến sân thượng bị thấm dột và xuống cấp nhanh

Ngoài những tác động không tốt từ môi trường, thì vấn đề sân thượng xuống cấp còn có thể xuất phát từ các lý do khác như:

  • Chất lượng công trình không được đảm bảo do vật liệu không tốt hoặc quy trình thi công không đúng dẫn đến sân thượng nhanh xuống cấp, sau một thời gian sử dụng xuất hiện tình trạng nứt rãnh.
  • Không được chống thấm, hoặc chống thấm không triệt để cũng có khả năng cao khiến cho sân thượng bị dột thấm.
  • Thời gian sử dụng ngôi nhà đã quá lâu, xuống cấp nhưng không được bảo dưỡng thường xuyên.

Đâu là dấu hiệu giúp phát hiện sân thượng thấm dột nhanh và chính xác?

Muốn khắc phục được tình trạng thấm dột hiệu quả thì bước đầu tiên bạn cần làm là xác định được tình trạng thấm dột. Cũng giống như chữa bệnh, phải bắt đúng bệnh, chuẩn đoán sớm mới có thể xử lý bệnh hiệu quả được.

Bởi vậy, các bạn cần lưu ý những điểm sau đây để biết sân thượng nhà mình có bị thấm nước không nhé.

  • Bề mặt sân thượng có những rãnh nứt to nhỏ, hoặc nứt chân chim.
  • Sàn sân thượng bị nghiêng, lún làm gạch lát bị bung lên hoặc vỡ.
  • Khi trời mưa, sàn bê tông bị sủi bong bóng nhỏ.
  • Mặt sàn có rong rêu chuyển màu nâu đen.
  • Mặt trần sân thượng có nước thấm chảy.
  • Ố vàng, mốc đen ẩm thấp và có mùi khó chịu.

Vậy khi phát hiện ra tình trạng thấm dột, chúng ta cần phải làm gì? Tuỳ vào tình trạng xuống cấp, thấm dột của sân thượng, cũng như điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà chúng ta sẽ có những giải pháp chống thấm khác nhau.

 

Hãy để Lộc Nhà giúp bạn lựa chọn giải pháp chống thấm sân thượng hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Hotline: 0932 382 399 (Bấm để gọi)

LỘC NHÀ | Đơn Vị Sửa Chữa Nhà Uy Tín – Chuyên Nghiệp

 

Dưới đây locnha.com xin chia sẻ cho các bạn 10 cách chống thấm sân thượng chuẩn nhất.

TOP 10 kỹ thuật chống thấm sân thượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Sử dụng tấm lợp Polycabonate chống thấm hiệu quả

Tấm lợp Polycarbonate hay còn được biết đến với cái tên tấm lợp thông minh, tấm lợp lấy sáng. Được sản xuất từ như Poly tổng hợp, có khả năng chống chịu va đập tốt (Sánh ngang với kính cường lực). Đặc biệt là khả năng cách nhiệt và chống thấm tốt. Việc lơp mái che cho sân thượng, kết hợp với hệ thống khung đỡ sẽ giúp sân thượng hạn chế tiếp xúc trực tiếp, cùng tác động của nắng mưa…

Với đặc điểm trong suốt có khả năng truyền sáng tốt nên bạn vẫn có thể tận dụng sân thượng của mình để làm vườn, phơi phóng đồ, làm phòng khách nhỏ để thưởng trà, mà không bị ảnh hưởng gì.

Thêm vào đó, mái lợp này còn dễ dàng thi công, sửa chữa. Độ bền có thể lên đến 20 năm, khiến đây trở thành phương án vượt trội cho những ai muốn vừa chống thấm sân thượng để làm vườn, vừa có một góc để chill, thư giãn sau một ngày làm việc đầy mệt mỏi.

chống thấm sân thượng bằng tấm lợp polycabonate

2. Sơn chống thấm sân thượng bằng Sika

Sơn chống thấm là kỹ thuật được các nhà thầu và chủ đầu tư đánh giá cao nhấ,t được nhiều hộ gia đình ưa chuộng sử dụng trong các công trình hiện này. Bởi khả năng bảo vệ mặt sàn gạch (hay bê tông) khá tốt. Ngăn chặn các vết nứt gãy do tác nhân môi trường.

Tuy nhiên, việc dùng sơn chống thống sân thương nào phù hợp, cũng là một bài khoá khá đau đầu với các chủ nhà. Lộc Nhà khuyên bạn nên lựa chọn sơn Eproxy, Kova, Dulux… để đảm bảo độ bền cao cho công trình của mình.

chống thấm sân thượng hiệu quả bằng sika

Quy trình sơn chống thấm sân thượng bằng sơn Eproxy, Kova, Dulux…

+) Bước 1: Vệ sinh bề mặt sân thượng

Điều đầu tiên bạn cần làm là lột bỏ toàn bộ lớp gạch cũ trên sân thượng, dùng máy chà hoặc bàn chải sắt để xử lý, là phẳng bề mặt sân thượng. Sau đó sẽ dùng máy hút bụi, rẻ lau… để hút sạch những bụi bẩn, dầu mỡ… chống bám dính, để bề mặt sân thượng sạch sẽ.

+) Bước 2: Sơn lót trên bề mặt sân thượng.

Thông thường, để chống thấm tốt, chúng ta nên sử dụng lớp sơn lót thuộc nhãn hiệu Sika, được pha với 20-50% nước.

Có thể dùng cọ, chổi lăn hoặc súng phun lên bề mặt sân thượng, với mật độ khoảng 0.2 – 0.3 kg/ m2.

Lưu ý:

Nếu bề mặt sân thượng bị hút nước thì ta phải dùng nước sạch để làm ẩm bề mặt trước. Mục đích là cung cấp khả năng chống thấm ngược. Đảm bảo cho lớp sơn phủ không bị bong tróc.

+) Bước 3: Sơn phủ lớp thứ 1.

Chờ đến khi lớp sơn lót khô hoàn toàn (sau 2-4 tiếng tuỳ điều kiện thời tiết). Chúng ta sẽ tiến hành thi công sơn Sikaproof Membrane lần thứ nhất, với mật độ khoảng 0.6 kg/ m2 và không pha loãng.

+) Bước 4: Sơn phủ lớp thứ 2.

Tiếp sau đó 2 giờ, chúng ta sẽ tiến hành thi công sơn Sikaproof Membrane lần thứ 2 để đảm bảo khả năng chống thấm hiệu quả. Trong trường hợp tốt nhất, bạn có thể tiến hành sơn phủ lần 3 để đảm báo khả năng chống thấm tuyệt đối.

+) Bước 5: Thi công lớp vữa Sika Latex.

Sau khi lớp sơn phủ thứ 2 đã khô, chúng ta sẽ thi công thêm lớp vữa chống thấm Sika Latex. Kết hợp với phương pháp xoa nền đề xoa phăng toàn bộ bề mặt sân thượng. Đợi cho lớp vữa khô hoàn toàn vậy là xong.

3. Chống thấm sân thượng bằng sơn Kova CT11A

Đây tiếp tục là một kỹ thuật chống thấm sân thượng bằng sơn. Tuy nhiên, thay vì dùng Sika hay sơn Eproxy thì chúng ta lại chống thấm sân thượng bằng Kova CT11A – vật liệu chuyên dùng để chống thấm tường, sàn bê tông, bể bơi… giúp chống thấm rất hiệu quả.

Ưu điểm nữa của việc chống thấm bằng Kova CT11A nằm ở chỗ thi công rất dễ dàng và nhanh chóng ngay cả trên các bề mặt có kết cấu phức tạp, giúp chủ nhà tiết kiệm được thời gian, cỗng sức, cũng như tiền bạc.

chống thấm sân thượng bằng Kova CT11A

# Quy trình thi công chống thấm tường, sàn bê tông bằng CT11A

+) Bước 1: Làm sạch bề mặt cần chống thấm, đảm bảo không còn rêu mốc, loại bỏ hoàn toàn các lớp vữa xi măng đã bị phong hoá.

+) Bước 2: Tiến hành trộn xi măng (Pooc – lăng mác từ 400 trở lên) với nước theo tỉ lệ sau: 1kg xi măng/ 0,5 lít nước.

+) Bước 3: Rồi lấy hỗn hợp trên trộn đều với 1kg chất Kova CT-11A, có thể dùng máy hoặc dùng tay.

+) Bước 4: Dùng đổi cọ hoặc rulo để quét phủ từng lớp chống thấm CT11A. Phủ từ 2-3 lớp, mỗi lớp cách nhau khoảng 6-8 giờ. Sau khi phủ đến lớp cuối cùng, cần để bề mặt khô trong vòng 4 ngày. Sau đó có thể tiến hành cán vữa, lót gạch hoặc quét sơn chống nóng sàn mái…

Lưu ý: 

  • Nếu bề mặt sàn bê tông có vết nứt thì cần dùng thêm chất chống thấm co giãn CT-14.
  • Đối với tường hoặc sàn bê tông mới thì cần để ít nhất là 21 ngày cho kết cấu xi măng được ổn định.
  • Để hiệu quả nhất, bạn nên làm ẩm bề mặt trước khi thi công.
  • Khi đã trộn CT11A rồi thì nên thi công luôn vì sau khoảng 1 giờ, sản phẩm sẽ rất nhanh bị đông cứng.

4. Lát gạch chống thấm sân thượng

Lót gạch chống thấm sân thượng cũng là một kỹ thuật được ưa chuộng hiện nay. Đây cũng là cách chống thấm sân thượng để trồng cây được yêu thích nhất. Mang đến tính thẩm mĩ cao và không gian sạch đẹp cho sân thượng của bạn.

Loại gạch thường dùng là loại gạch tráng men hoặc gạch bông… đều là những loại gạch có khả năng chống thấm cao, ít bám bụi. Kết hợp điều chỉnh độ dốc sân thượng sẽ giúp thoát nước nhanh chóng. Chống thấm an toàn và hiệu quả.

Quy trình chống thấm bằng lát gạch cũng tương tự như cách bạn lát gạch sân hoặc trong nhà.

lát gạch chống thấm sân thượng

5. Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Nếu bạn đang cân nhắc đến việc trồng rau sạch trên sân thượng để thoả niềm đam mê, cũng như cải thiện sức khoẻ cho gia đình mình thì việc sử dụng nhựa đường để chống thấm sân thượng là một giải pháp mà bạn có thể cân nhắc. Bởi nhựa đường có khả năng thẩm thấu và kết dính cực tốt, luồn lách vào các ngóc ngách nhỏ nhất…. giúp ngăn thấm nước triệt để.

Bởi vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm tưới cây, hoặc nước mưa cũng không thể làm gì được sàn sân thượng. Tuy nhiên, mùi dầu khá hắc, có thể gây choáng hoặc đau đầu. Vì thế, cần hết sức chú ý khi lựa chọn phương pháp này.

Trong các kỹ thuật chống thấm hiện nay thì chống thấm sân thượng bằng nhựa đường là giải pháp đáng chú ý nhất.

chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

# Quy trình chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

+) Bước 1: Vệ sinh và làm sạch bề mặt chống thấm.

+) Bước 2: Nấu sôi nhựa đường và quét lên toàn bộ bề mặt bằng con lăn (nên pha thêm một lượng dầu cho loãng để thẩm thấu vào bề mặt bê tông tốt hơn).

Lưu ý:

  • Nếu thực hiện giải pháp này vào những trưa nắng gắt sẽ cho hiệu quả cao hơn.
  • Nên che bạt cho toàn bộ diện tích thi công để tránh mưa đột ngột trong.

6. Dùng bạt chống thấm sân thượng

Theo kinh nghiệm chống thấm sân thương nhiều năm của Lộc Nhà thì đây là kỹ thuật chống thấm sân thượng mà bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Do nó khả đơn giản, nhưng hiệu quả đem lại thương không cao.

Kỹ thuật này thường áp dựng cho sân thượng đã lát gạch, nhưng do sau quá trình sử dụng, chất lượng công trình xuống cấp nên các mạch vữa nứt ra, thấm nước dẫn đến tình trạng đột trần.

Trước kia, người ta thường sử dụng nilon, giấy thấm, mang bitum… để lót sàn sân thượng. Nhưng ngày ngay với sự phát triển của công nghệ, bạt chống thấm đã trở nên thông dụng và được qua chuộng hơn.

Lộc Nhà khuyên bạn nên kết hợp dùng bạt chống thấm, kết hợp với lát gạch sân thượng để đảm bảo hiệu quả chống thấm cao hơn, cho độ bền cao hơn.

cách chống thấm sân thượng bằng bạt hiệu quả

7. Sử dụng keo chống thấm sân thượng

Sử dụng keo chống thấm là giải pháp bổ sung trong trường hợp thấp dột sân thượng do lát gạch không tốt hoặc cho quá trình thi công không đảm bảo dẫn đến tình trạng nước thấm dột qua các gạch, hoặc khe nứt. Giúp khắc phục tạm thời tình trạng thấm dột sân thượng và hiệu quả thường không cao.

Các bước chống thấm sân thượng bằng keo

+) Bước 1: Đục bỏ lớp vữa trên nền sân thượng. Vệ sinh sạch sẽ rong rêu, bụi bẩn và đảm bảo mặt trần khô ráo.

+) Bước 2: Nếu trên mặt sân thượng có những vết nứt thì cần dùng keo dán gạch hoặc vữa chống thấm để trét vào các vết nứt trước khi quét keo chống thấm.

+) Bước 3: Pha loãng keo và dùng chổi cọ cứng quyét keo thống thấm lên mặt sân thượng.

+) Bước 4: Sau khi lớp keo chống thấm đã khô hoàn toàn, tiến hành cán thêm một lớp vữa nữa lên trên. Hoặc ốp lát lại.

các loại keo chống thấm sân thượng tốt nhất

8. Dùng màng chống thấm khò nóng để chống thấm sân thượng cũ

Chống thấm bằng màng khò là hình thức chống thẩm khá phổ biến hiện nay, thường được dùng để chống thấm các kết cấu ngầm như mặt ngoài tầng hầm, tường chắn, sân thượng, nền móng, mái nhà phẳng…

Điểm ưu việt của kỹ thuật này nằm ở chỗ:

  • Khả năng chống chịu lực căng, lực xé và lực nén cơ học tốt.
  • Độ ổn định cao.
  • Chịu được sự thay đổi của thời tiết, kháng lão hoá cao.
  • Đơn giản dễ làm và không mất nhiều thời gian.

Tuy nhiên, nó đòi hỏi đội ngũ thi công lành nghề, với đầy đủ máy móc và thiết bị mới có thể đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất.

dùng màng khò chống thấm sân thượng

# Quy trình chống thấm bằng màng khò

+) Bước 1: Làm sạch bề mặt chống thấm

  • Xử lý bề mặt chống thấm, đảm bảo không còn bụi bẩn hoặc các chất bám dính không tốt như dầu mỡ hay lớp phủ cũ…
  • Sử dụng vữa, xi măng thích hợp để làm phẳng hoặc tạo biên dạng thích cho cho những vị trị bị hư hỏng trên bề mặt sân thượng.
  • Xử lý lại tất cả các góc sân thượng để tránh việc bẻ gấp và dư thừa tấm màng chống thấm, giúp tiết kiệm chi phí.

+) Bước 2: Quét lớp lót chống thấm

Nhằm đảm bảo cho việc bám dính tốt, bước tiếp theo chúng ta cần làm là thi công lớp lót chống thấm (hay lớp tạo dính). Bằng cách dùng lăn sơn hoặc máy phun sơn áp lực để thi công trên bề mặt rộng.

Chờ đến khi lớp sơn này khô (có thể dùng tay ướt đặt nhẹ lên để cảm nhận mà không lưu lại dấu vân tay) thì chúng ta sẽ đến với bước dán màng chống thấm.

+) Bước 3: Dán màng chống thấm màng khò Bitum:

  • Cần kiểm tra lại toàn bộ lớp màng chống thấm trước khi dán để đảm bảo mặt khò phải được úp xuống dưới.
  • Đặt các cuộn màng vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán.
  • Sau đó cuộn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng dầu khò hoặc dùng gas. (Hoặc dán bình thường với màng dán nguôi, tuy nhiên dùng nhiệt sẽ là cho tính kết dính được tốt hơn).
  • Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời, đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công. Bước này đổi hỏi thao tác nhanh chính xác để đạt hiệu quả cáo.

Lưu ý:

  • Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều, sử dụng lực cơ học (con lăn gỗ, hoặc ấn mạnh lực chân) để ép phần màng ở khu vực khó cũng như tránh hiện tượng lưu lại bọt khí.
  • Tại vị trí chồng mí, cần đèn khò để đảm báo không bị hở, và thấm nước.

9. Chống thấm sân thượng bằng Xi măng

Chống thấm bằng xi măng là kỹ thuật đơn giản đã được sử dụng từ rất lâu. Ưu điểm của cách chống thấm này nằm ở chỗ nó thi công đơn giản, chi phí vật liệu rẻ và bạn hoàn toàn có thể tự làm ở nhà được.

Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này khá lớn. Bởi độ bền thường không cao, hay xuất hiện các vết nứt gãy trên bề mặt sau một thời gian sử dụng. Chính vì thế, các bạn cần hết sức cân nhắc khi lựa chọn kỹ thuật này.

chống thấm sân thượng bằng xi măng - giải pháp đơn giản, tiết kiệm chi phí

Quy trình chống thấm sân thượng bằng xi măng:

+) Bước 1: Chuẩn bị

  • Chuẩn bị xi măng trắng hoặc đen, tuỳ thuộc vào nhu cầu của bạn.
  • Chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ thi công như chổi lăn, chổi quét, bay…

+) Bước 2: Thi công

  • Đầu tiên cần vệ sinh sạch bề mặt bê tông và loại bỏ các vụn vữa, bụi bản hoặc mảng rêu bám trên bề mặt sân thượng.
  • Hoà xi măng với nước theo tỉ lệ của nhà sản xuất hoặc người có nhiều kinh nghiệm thực tế. Tỉ lệ phải đảm bảo độ liên kết, không qua đặc nhũng cũng không quá loãng.
  • Không nên trộn khối lượng lớn mà nên chia nhỏ thành các phần, quét xong một phần lại trộn và quét tiếp nhằm tránh trường hợp vón cục hoặc đông cứng.
  • Tiếp theo chúng ta sử dụng con lăn quét xi măng, cần phải quét đều tay dần dần. Tránh hấp tấp vội vàng hay ngắt quãng sao cho xi măng được dàn đều như nhau trên bề mặt, không quá dày và quá mỏng. Có thể chia làm 2 lớp để quét. Quét lớp đầu và để khô tự nhiên khoảng 10 phút sau đó quét tiếp.
  • Cuối cùng là nghiệm thu kết quả sau 3h.

Lưu ý: Các bạn nên dùng bao, túi, lưới… để che chắn bề mặt nhằm bảo vệ bề mặt tránh để khô quá nhanh do môi trường. Cũng như tránh ảnh hưởng lớp xi măng mới quét, làm giảm giá trị chống thấm và mất thẩm mỹ công trình.

kỹ thuật chống thấm sân thượng hiệu quả

Trên đây là 9 cách chống thấm sân thượng hiệu quả nhất không chỉ giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi thấm dột, xuống cấp do mưa nắng. Mà nó còn có thể mang đến cho bạn một không gian để thư giãn hoặc chồng cây vô cùng đẹp và ấn tượng nữa đấy.

 

Nếu bạn cần một đơn vị sửa chữa và chống thấm dột sân thượng uy tín tại Tp. HCM, có thể liên hệ ngay với chúng tôi.

Hotline: 0932 382 399 (Bấm để gọi)

LỘC NHÀ | Đơn Vị Sửa Chữa Nhà Uy Tín – Chuyên Nghiệp

Dịch vụ sơn sửa nhà chuyên nghiệp Lộc Nhà
Logo